Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của giấy nhám

Giấy nhám là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến để mài mòn bề mặt vật liệu, giúp vật liệu trở nên bằng phẳng, mượt mà hơn. Giấy nhám hiện nay đang được sử dụng phổ biến cả trong công nghiệp, xây dựng và đời sống sinh hoạt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về giấy nhám trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cấu tạo giấy nhám

Cấu tạo chung của giấy nhám là nền vải (giấy), các hạt mài và phần keo dán. Trong đó các hạt mài sẽ đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến khả năng chà, mài mòn nhám trên bề mặt vật liệu. Có một số hạt mài phổ biến trên giấy nhám là: Đá lửa, Garnet, Emery, Oxit nhôm, Alumina-zirconia,…

Phân loại giấy nhám

Giấy nhám có thể được phân loại theo hai yếu tố chính là chức năng hoặc độ cát, cụ thể:

Theo chức năng

  • Giấy nhám thùng: Chỉ sử dụng chuyên cho các máy nhám thùng với kích thước chiều rộng là 600, 900 hoặc 1300 mm. Loại giấy nhám này được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ gỗ

  • Giấy nhám cuộn: Chuyên dùng cho các loại máy chà nhám cầm tay như máy mài bavia, máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh. Thường sử dụng với các máy có kích thước chiều rộng nhỏ hơn 300mm.

  • Giấy nhám tờ: Được sử dụng cho các thao tác thủ công hay các loại máy chà nhám rung cầm tay. Kích thước bề rộng thường dao động ở khoảng 230 x 280mm và được ứng dụng phổ biến trong công nghệ sơn PU.

Phân loại theo độ cát:

Độ cát của giấy nhám sẽ thể hiện được độ mịn của bề mặt sau khi thực hiện các bước chà nhám. Vì vậy, tùy theo từng công việc cụ thể bạn nên lựa chọn giấy nhám có độ cát phù hợp. Theo độ cát, giấy nhám sẽ được phân loại cụ thể thành loại có độ mịn tương đối (P40, P80), loại phục vụ sơn lót PU P180, loại phục vụ xả lót PU P240, loại có độ mịn cao P320, loại có độ mịn rất cao P400.

Lưu ý khi sử dụng giấy nhám

Để sử dụng giấy nhám hiệu quả, bạn cần ghi nhớ theo những lưu ý dưới đây:

  • Cần lựa chọn đúng loại giấy có độ nhám phù hợp với bề mặt vật liệu, theo từng mục đích và nhu cầu sử dụng riêng. 

  • Khi thực hiện chà nhám cần trang bị các dụng cụ bảo hộ như: Găng tay, khẩu trang, mắt kính để tránh gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trên cơ thể.

  • Khi sử dụng giấy nhám trên máy chà nhám, cần lắp đặt máy chính xác, vặn khớp chặt chẽ để tránh các bộ phận văng ra trong quá trình thực hiện thao tác.

Độ nhám của giấy nhám

Định nghĩa

Độ nhám hay còn được gọi là grit, là một khái niệm để chỉ các tổ hợp hạt mài mòn ở trên bề mặt của các loại giấy nhám, vải nhám. Độ nhám sẽ là yếu tố để các nhà sản xuất đánh giá và xếp loại các dòng sản phẩm trên thị trường.

Đặc biệt, nếu có độ nhám càng cao thì thể hiện độ mài mòn càng sắc, thời gian mài nhanh hơn. Và không phải sản phẩm nào khi chà nhám cũng cần giấy nhám có độ nhám cao cao. Vì vậy, tùy vào bề mặt vật liệu cần chà nhám, bạn sẽ lựa chọn các loại giấy nhám có độ nhám phù hợp.

Ký hiệu

Trên bao bì bất kỳ loại giấy nhám nào cũng được in các ký hiệu là chữ A hoặc P. Các ký hiệu A hoặc P có thể được hiểu là ký hiệu nhám của giấy. Cụ thể:

  • P: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn châu Âu ( FEPA is the European Federation of Abrasives Producers)

  • A: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn của Nhật (JIS is the Japanese Standardization Organization)

Đặc biệt, bạn cần lưu ý A và P không phải các ký hiệu biểu thị độ nhám của một sản phẩm và nó sẽ thể hiện kích thước trung bình của một tổ hợp hạt bên trong giấy nhám. Và các ký hiệu theo từng loại hạt sẽ tuân theo quy định quốc tế của Hiệp hội sản xuất giấy nhám.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo, phân loại, lưu ý và độ nhám của giấy nhám. Hy vọng những thông tin này đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. 

Nếu bạn có nhu cầu tìm mua giấy nhám để đánh bóng bề mặt các sản phẩm keo Epoxy Resin thì hãy liên hệ ngay với Trường Thịnh Sài Gòn qua hotline 0969357539.